Mục đích của đạo Phật
Người đang tu tập phải tu tập cho đạt được và an trú bất động tâm này. Người đã tu tập xong thì luôn luôn an trú bất động tâm này. Người sẽ tu tập là phải hướng đến an trú bất động tâm này. Và đức Phật đã tu tập xong, Ngài cũng đang an trú bất động tâm này.
Cho nên người tu sĩ Phật giáo tâm bất động sống rất bình thường như mọi người, nhưng không ai làm cho họ tham, sân, si được, và không bệnh tật nào làm cho họ dao động tâm được. Đời sống của họ lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự.
Bốn thiền và ba minh không phải là mục đích của đạo Phật, nó chỉ là một năng lực của đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, khi người ấy sống trọn vẹn với đạo đức thì những năng lực này sẽ xuất hiện. Mục đích của thiền của Phật giáo là đem lại sự an vui, thanh thản, bất động thân tâm ra khỏi mọi sự khổ đau của con người. Đạo Phật giúp cho con người có một cuộc sống hài hoà với mọi người không làm khổ mình, không làm khổ người.
Mục đích của đạo Phật là để thoát khổ.Chân lí của đạo Phật là tâm không còn tham, sân, si. Tâm không còn tham, sân, si là tâm không còn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, tức là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Đó là tâm thanh thản, an lạc và vô sự, là chân lí thứ ba của Phật giáo. Đạo Phật nhắm vào mục đích giải quyết bốn nỗi khổ của kiếp người “sanh, già, bệnh, chết”. Sau khi giải quyết bốn cái khổ của kiếp người xong thì đức Phật xác định: “sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
br>Mục đích của Phật pháp là cốt đào tạo cho chúng ta
1.- “Làm Người” và
2.- “Làm Thánh”. Mục đích 1 “Làm Người” của Phật giáo là đào tạo con người một nhân cách tương đối nghĩa là con người xứng đáng với danh nghĩa con người, sống có nghĩa cử lòng nhân, có tình cảm lương tri, có ý thức sáng suốt (sống đúng với đạo đức nhân bản – nhân quả của nhà Phật) làm cơ sở tiến hóa cho nhân cách viên mãn.
Mục đích 2 “Làm Thánh” của Phật giáo lại còn nhắm vào việc tiến dẫn con người hướng thượng đến hoàn thành nhân cách viên mãn. Nhân cách viên mãn là thành tựu “Tri giác Vô thượng” (đoạn sạch tham sân si ác pháp, làm chủ sanh, lão, bịnh, tử – Tâm vô lậu, sống thanh thản an lạc – Tứ vô lượng tâm đầy đủ).
Con người phải đến đó mới biết được những gì cần phải biết (Trí) diệt được những gì cần phải diệt (Dũng) và làm được những gì cần phải làm (Bi). “Làm người” thì Phật pháp chú trọng vào việc hóa cải toàn diện đời sống của con người gồm bản thân của nó trước, nhưng gia đình và xã hội cũng không bỏ quên.
“Làm Thánh” là thành tựu “Tri giác Vô thượng”.
Gợi ý
-
Mục đích của độc cư
là giữ tâm chuyên nhất vào pháp hướng để tu tập, không phóng tâm ra ngoài. Người không giữ hạnh độc cư, thường để tâm phóng dật chạy theo trần cảnh bên ngoài, sanh ra trạo cử gọi là tuôn trào, khi tâm tuôn trào chạy đi nói chuyện đầu...
-
Mục đích giải thoát
[của đạo Phật] là đường lối của đạo Phật phải tu tập đến chỗ tâm vô lậu thì không còn tái sanh, dù bất cứ nơi đâu, không có cảnh giới nào để sinh, không có cảnh giới Niết Bàn, Cực Lạc. Phật tánh không phải là chỗ của Phật...
-
Mục đích quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới
là để sống và thực hiện một đời sống đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người, sống trong thiện pháp, sống biết tha thứ và thương yêu mọi người, mọi loài, không phải quy y Tam Bảo là để được làm đệ tử của Phật, để ở...
-
Mục đích tối hậu
nhắm vào việc hướng dẫn con người có nhân cách tương đối hướng thượng đến hoàn thành nhân cách viên mãn.
-
Mục đích tu tập của đạo Phật
là phải khắc phục cho bằng được tâm tham ưu, tức là diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp, để đạt được tâm thanh tịnh bất động. Tâm thanh tịnh bất động là tâm không còn tham, sân, si. Khi tâm không còn tham, sân, si thì tâm...
-
Cứu cánh mục đích
là tri kiến và giới luật. Đó là cứu cánh giữa Minh và Hạnh nên gọi là cứu cánh mục đích. Giới luật ở đâu là tri kiến ở đó, tri kiến ở đâu là giới luật ở đó, “Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh...